Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Liên hệ Đảng bộ, Chi bộ của đồng chí?


1· Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
   Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam, nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam gắn liền với vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người trực tiếp chuẩn bị về mặt tổ chức, chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời chủ trì hội nghị thành lập Đảng. 
   Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc, bằng thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén đã ra đi t́m đường cứu nước theo phương hướng mới. 
   Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa Đế quốc và sức mạnh đoàn kết của nhân dân các thuộc địa là cơ sở đầu tiên để Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước. Từ việc tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhận ra chân lý: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Tháng 7/1920 – Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo “ những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và tìm thấy lời giải cho con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng thế giới. Tháng 12/1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” 
   Nguyễn Ái Quốc cùng các nhà cách mạng yêu nước tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào ViệtNam. Nguyễn Ái Quốc tham gia viết sách, báo nêu cao tinh thần đấu tranh, lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc tàn bạo của thực dân Pháp, vạch trần tội phản dân, hại nước của bọn vua quan phong kiến phản bội tổ quốc, chống lại đồng bào. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc chống lại thực dân Pháp xâm lược.
   Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Mở lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên mà Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp tham gia giảng dạy. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xuất bản nhiều đầu báo, Bản án chế độ thực dân Pháp(1925), Đường cách mệnh(1927). Nguyễn Ái Quốc có vai trò lớn trong sự thành lập 3 tổ chức cộng sản : Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. Nhưng 3 tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, nhiều khi công kích nhau nhằm tăng sức ảnh hưởng trong nhân dân. Chính vì thế, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là một yêu cầu đặt ra cấp thiết của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của những người cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập hội nghị thành lập Đảng (2/1930).Giữ vai trò là người đại diện cho Quốc tế cộng sản và chủ trì hội nghị.
   Có thể nói Nguyễn Ái Quốc giữ một vai trò vô cùng to lớn đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 
2· Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 
   Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
   Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nước ba mươi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái… nhưng không thành công vì thiếu một đường lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam”
   Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức. Từ đó cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đủ những yếu tố cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước phát triển vế chất của cách mạng Việt Nam. 
   Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc ViệtNam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc.
   Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó cũngcột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa họcsáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước.
   Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh được thông qua Hội nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt Nam có được đường lối chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có được tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng. Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước được, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
   Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.
   Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". 
Liên hệ:
a. Thực trạng:
   Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong Đảng bộ, Chi bộ xã …….đã thường xuyên được coi trọng. Cấp ủy đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác xây dựng Đảng. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hành động của cả nhiệm kỳ, trong đó xác định giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo. Hệ thống các quy chế, quy định được xây dựng bổ sung, phân trách nhiệm, quyền hạn; giữ vững nền nếp, chế độ sinh hoạt; coi trọng đổi mới phương pháp, phong cách lãnh đạo; thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo cho cấp ủy viên. Công tác quản lý, giáo dụcphát triển đảng viên được thực hiệnnền nếp; số lượng đảng viên kết nạp hằng năm đều tăng về số lượng và bảo đảm chất lượng.
   Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn chế như: Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, tự phê bìnhphê bình trong cấp ủy, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra, còn e , nể nang. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn nhiều hạn chế, thiếu sót; tính định hướng, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao; thiếu chủ động. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống còn chung chung, kém hiệu quả. Công tác nghiên cứu lý luận còn chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. 

b. Giải pháp:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên hàng ngày. Mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo gương Bác, là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân... 
- Tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã kịp thời, chất lượng. Các cấp uỷ chi bộ, có phương pháp tổ chức triển khai thực hiện sáng tạo, phù hợp với trình độ, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. 
- Định kỳ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, qua đó góp phần phát hiệnphòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, đảng viên... Đặc biệt, trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần nhận quyết tâm khắc phục những hạn chế, tồn tại đã được chỉ ra sau kiểm điểm tự phê bìnhphê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI
- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành. Có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những cán bộ, công chức suy thoái, biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ.